Hà Nội : Tầng 3, Số 71 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa - Hotline 091.268.9966
Hà Nội : Số 47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân - Hotline 096868.9966
Hà Nội : Số 3 Lê Trọng Tấn - Thanh Xuân - Hà Nội - Hotline 0912929966
Vinh : 65 Lê Nin, Hà Huy Tập, TP.Vinh - Hotline 0981.487.487
Giờ mở cửa: T2 - CN:
10h30-14h và 17h30-22h

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI BỊ DỊ ỨNG HẢI SẢN

Dị ứng hải sản là tình trạng thường gặp, tuy nhiên không phải ai cũng ý thức được mức độ nguy hiểm nên dẫn đến tâm lí chủ quan. Hiểu rõ nguyên nhân và dấu hiệu có thể giúp bạn biết cách xử lí khi gặp phải tình trạng này.

Dị ứng hải sản là gì?

Dị ứng hải sản là tình trạng khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng bất thường với protein trong hải sản. Có nhiều loại phản ứng khách nhau với từng loại hải sản như dị ứng cá. Tôm, ghẹ, mực, bề bề, cua… Nhiều người luôn nghĩ dị ứng là một vấn đề đơn giản nên khá chủ quan nhưng nếu không hiểu biết cách xử lí đôi khi có thể đe dọa tính mang con người.

Những biểu hiện khi bị dị ứng hải sản là gì?

Người bị dị ứng hải sản có những biểu hiện và dấu hiệu như sau:

  • Bị phát ban, nổi ngứa như bị lên mày đay
  • Sưng môi, khoang miệng hay các bộ phận khác trên cơ thể
  • Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn,
  • Ngất xỉu, chóng mặt, sốt
  • Khó thở

Bị nổi mẩn ngứa khi ăn hải sản

Khi dị ứng ở mức độ nặng gọi là sốc phản vệ người bệnh có thể bị co giật. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng cần phải đưa tới cơ sở y tế gần nhất.

Biểu hiện của sốc phản vệ khi dị ứng hải sản như thế nào?

  • Khó thở, cổ họng nghẹn lại
  • Tụt huyết áp
  • Mạnh đập nhanh
  • Choáng váng và bất tỉnh

Ảnh minh họa

 

Trường hợp nào dễ bị dị ứng hải sản?

Nếu trong gia đình bạn có người bị dị ứng hải sản thì bạn cũng có khả năng bị gặp tình trạng này. Ngoài ra dị ứng hải sản có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng dị ứng ở người lớn thường gặp hơn đặc biệt là ở phụ nữ. Còn trẻ em khi bị dị ứng thường gặp ở các bé trai.

Ảnh minh họa

Bị dị ứng hải sản nên làm gì?

Bị dị ứng hải sản trước tiên bạn nên hạn chế ăn các loại hải sản gồm cả những loại có vỏ cứng hay có thân mềm. Nếu ăn rồi bị thì việc đầu tiên là kích thích gây nôn để đẩy phần hải sản bị dị ứng ra ngoài.

Nếu bị nhẹ có thể pha chút mật ong với nước ấm cho người bệnh uống vì trong mật ong có chứa một số vitamin giúp cho giảm ngứa ngáy khi bị dị ứng. Hoặc có thể pha nước chanh uống liền.

Ảnh minh họa

Nếu thấy trên da có biểu hiện nổi nốt ban đỏ hoặc bị đầy bụng, đau bụng hãy đập nhánh gừng pha với nước nóng để uống sẽ dễ chịu hơn.

Nếu bị dị ứng hải sản nghiêm trọng cần tới cơ sở y tế ngay để điều trị kịp thời tránh nguy hiểm tới tính mạng.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp điều trị tốt nhất khi bị dị ứng hải sản.

Lưu ý: Bài viết của Buffet Chef Dzung chỉ có tính chất tham khảo. Không thay thế cho việc chuẩn đoán y khoa.

Tham khảo thêm món ăn nhà hàng tại đây

 Đặt bàn